Bén duyên với căn hộ nhỏ giữa lòng Paris Kinh đô Ánh sáng
Bén duyên với căn hộ nhỏ khu khố Belleville khi vừa đến Paris. Nơi đây đem đến cho chị Giang Ha cảm giác thân thuộc của phố quen, của sự nhộp nhịp nét Á Đông. Căn hộ hiện tại của chị mua từ 2 bác già người Việt gốc Hoa đến từ Sài Gòn, sở hữu từ những năm 70.

Căn hộ nằm gần ga tàu khu Belleville, sự nhộp nhịp tại nơi này thường kéo dài đến tận 2 giờ sáng. Ấy vậy mà căn hộ vẫn giữ được sự yên tĩnh cần có do được xây lùi sâu vào trong cái sân có cây cối xinh xắn.

Căn hộ được xây với kiến trúc rất đơn giản kiểu nhà tập thể và khá lạc hậu với quan điểm: bếp và kho được đặt vào 1 phòng riêng. Với diện tích 37 m2, căn hộ chỉ có 1 phòng sinh hoạt chung vừa là phòng khách vừa là phòng ngủ và 1 phòng bếp có phần kho bên trong.

Phải làm sao với không gian hạn chế này ? Để vừa có thể có 1 nơi chốn nương thân thật dễ chịu cho gia đình nhỏ đồng thời cũng có thể đón tiếp bạn bè khi mọi người đến thăm Paris ? Một bài toán hóc búa cho gia chủ khi vừa mua nhà tại thành phố lớn
Bài toàn xử lí không gian cho căn hộ siêu nhỏ giữa lòng đô thị chật chội
Tạo khu vực phòng ngủ riêng thoải mái cho bé
Để giải bài toán không gian nhà nà, gia chủ bắt đầu giải quyết từ những nhu cầu cơ bản nhất quan trọng nhất

Đầu tiên là biến bếp và nhà kho nhỏ phía trong bếp thành phòng ngủ riêng biệt cho cậu con trai, vì với chị Giang Ha, con trai của chị – người quan trọng nhất, cần được nâng niu nhất.

May mắn thay, khu vực này có cửa sổ nên phòng ngủ rất thoáng. Phòng ngủ để được 1 chiếc giường đôi 1m6, một chiếc bàn học to và 1 chiếc piano điện. Cậu con trai con chị tỏ vẻ rất thoả mãn.

Bố trí căn bếp sao cho đẹp gọn nhất
Giải quyết xong căn phòng cho nhóc trai không gian căn hộ còn duy nhất tầm 25 m2. Ở đây chị gia chủ cần có bếp, có bàn ăn, có chỗ xem tivi, có nơi ngủ cho ít nhất 3 người cho những dịp gia đình tụ họp… Chưa nói đến là còn cần chỗ đựng đồ, quần áo, giầy dép, chăn ga gối…

Thế nên trước hết phải chọn vị trí cho bếp. Khi chọn vị trí cho bếp điều quan trọng nhất là để ý đường nước cấp và thoát có khả thi không . Tường chị chọn để làm dàn tủ bếp lại sát với bếp cũ và hộp kỹ thuật của toà nhà nên khá thuận lợi

Bếp nhà chị Ha Giang vốn đã đầy đủ đồ dùng tiện nghi cần thiết : thùng rác 2 ngăn để phân loại, máy rửa bát, máy rặt, lò nướng, ngăn kéo để đồ, lò vi sóng, bếp từ 4 chỗ nấu. Mặc dù trước đây từng ở qua những căn hộ có diện tích rộng lớn, nhưng căn hộ này là nơi đầu tiên cho chị cảm giác thoải mái nhất khi vào bếp.

Tối ưu diện tích phòng ngủ: Cần chọn vị trí giường hợp lí cho phòng nhỏ không gian hẹp
Sau khi xác định được vị trí của bếp thì chị gia chủ định vị giường ngủ chính. Giường ngủ được chọn để trong góc ít ánh sáng nhất của căn phòng, xa hai cửa sổ nhất. Tuy nhiên vì diện tích rất có hạn nên nếu đặt giường ngủ thấp như bình thường thì không gian sẽ bị lẫn lộn, không riêng tư và tạo cảm giác bếp và giường ngủ ở quá gần nhau (chỉ cách nhau tầm gần 2m từ chậu rửa đến giường ngủ). Thêm vào đó khách đến nhà sẽ có “cảm giác ở trong buồng ngủ của gia chủ”. Nên chị Giang Ha đã nghĩ tới phương án làm giường cao kiểu giường tầng.

Giường tầng giải quyết được 2 vấn đề cho căn hộ nhỏ: tách không gian ngủ ra khỏi không gian chung và nhân đôi được thêm không gian. Khi không gian chiều ngang hạn hẹp, cách mở rộng theo chiều cao là một giải pháp tối ưu. Căn hộ chỉ cao có 2,5m nên tối ưu nhất là để giường cao 1,2m để sau khi đặt đệm xong thì vẫn có thể ngồi thoải mái trên giường mà không bị gò bó.

Ban đầu, phần dưới gầm giường dự định được dùng như nơi chứa đồ thôi. Nhưng khi hoàn thành xong công trình gường gỗ thì phía không gian dưới giường ấm cúng đến mức ai cũng mê, thế là gia chủ biến nó thành chiếc ổ ấm cúng để mỗi khi con gái về sống cùng, đây sẽ là góc tổ nhỏ xinh của các bé. Vì giường ngủ rộng 1,6m x 2m nên phía dưới ngoài chiếc đệm cá nhân 0,9m x 2m, còn để được 2 chiêc tủ nhỏ cạnh nhau có cửa lùa để con gái để đồ trong “ổ” của mình.

Thiết kế phòng khách cực gọn gàn: Không gian sinh hoạt chung ấm cúng – tăng tính kết nối giúp mọi người gần nhau hơn




Phần còn lại của không gian chung được bố trí 1 chiếc sofa giường xinh xắn, một chiếc bàn ăn kiêm bàn làm việc có thể mở rộng ra cho tận 8 người ăn. Khi xếp gọn lại nó chỉ còn 45cm

Phần còn lại được chị gia chủ làm ghế ngồi có chỗ để đồ bên dưới. Để tạo không gian mở rộng, chị làm tủ gỗ cánh gương ở phần phía còn lại của nhà đối diện với cửa sổ để tạo ánh sáng và bề sâu cho không gian.


Chạy dài theo 2 chiếc cửa sổ khá cao , được làm 1 phần là bàn cao kiểu bàn bar để ngồi ghế cao
và có thể nhìn ra ngoài cửa sổ nơi có những cây sồi xinh xắn
Thế là, chỉ với không gian rất nhỏ nhắn, chị Giang Ha đã có được vô số view đẹp và độc đáo nhất: giường ngủ cao, giường ngủ thấp, bàn cao, bàn thấp, ghế cao, ghế thấp, sofa (cũng là sofa giường và ngủ được 2 người).

Còn ở không gian kết hợp bếp-ngủ, có tới 5 chỗ ngủ : 2 người ở giường trên, 1 người ở giường dưới, 2 người ở sofa. Cộng thêm 2 người có thể ngủ trong phòng của con trai là có 7 chỗ ngủ tất cả. Ở giữa Paris những chỗ ngủ tiện nghi như thế này thật quý báu vì có thể đón được bè bạn ngủ lại nhà
Định hình phong cách cho căn phòng: phong cách Boho cho những ai yêu thích sự mộc mạc thoải mái, bình yên mang nét đẹp Á Đông
Lấy ý tưởng từ những chú chim xây dựng tổ ấm ở giữa đô thị xa hoa sôi động Paris: Một chốn ấm áp đúng nghĩa, mang nét đẹp bình dị thân thuộc rất Á Đông, rất Việt Nam, cho ta cảm giác bình yên và tĩnh lặng mỗi khi đặt chân vào nhà

Để thiết kế nên”tổ ấm’ ấy, thì các nguyên vật liệu làm từ nguyên liệu tự nhiên là không thể thiếu
Vốn là người đam mê cây cối, lúc đầu, nhưng ban đầu chị Giang Ha không biết làm thế nào để tạo ra không gian xanh trong từng đó mét vuông hạn hẹp. Sau nhiều đêm suy ngẫm thì dẫn đến ý tưởng tạo hệ gỗ trang trí chạy trên trần nhà để treo cây. Nhờ đó mà tạo thêm được nhiều điểm treo cây và có thể tạo thành vườn treo rất sinh động.

Bên cạnh tre nữa, thì gỗ mây cũng là yếu tố quan trọng cho phong cách mộc mạc Boho. Mặc dù tại Pháp, đồ gỗ mây khá đắt, gia vẫn chọn mua.Vì thực sự chỉ có đồ gỗ mây mới thể hiện được rõ nét đẹp mộc mạc của phong cách này.

Chị Giang Ha dùng đệm thiên nhiên của Nhật (hay gọi là futon). Chị chọn loại futon có lõi xơ dừa ở giữa để giữ độ cứng nhất định cho đệm. Dưới futon có lớp tatami lõi rơm lót để không khí được thông thoáng. Khiến cho cái “tổ chim” của chị càng gần gũi với thiên nhiên hơn. Chị Giang Ha – Con chim mẹ của ngôi nhà tháng ấy không ngừng tự “chạy vật tư” để xây tổ ấm

Về màu sắc chủ đạo của căn nhà: Màu cam gần với màu gỗ, màu lửa, tượng trưng cho mặt trời. Mang sắc thái ấp áp, sinh động và gần với thiên nhiên

Còn biết bao điều tôi muốn viết ra về ngôi nhà nhỏ bé của mình, chốn bình yên giữa chốn Paris dân dã và náo nhiệt. Điều quan trọng của không gian chính là cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên trong những vật liệu “sống” chứ không phải là nhựa và bê tông. Tôi cảm nhận thấy hơi ấm thiên nhiên ấy lan toả trong không gian nhỏ bé này của tôi.
Chị Giang Ha