Hôm nay, chúng ta sẽ đề cập đến một cột mốc trong sự phát triển của bé – học cầm muỗng. Tập cho bé cầm muỗng giúp bé phát triển kỹ năng tự chăm sóc và thói quen ăn uống lành mạnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá lợi ích của việc tập cầm muỗng sớm. Song, biết được khi nào thích hợp để bắt đầu và các bước hiệu quả giúp bé thành thạo kỹ năng này.
1. Tầm quan trọng của việc tập cho bé cầm muỗng
1.1. Cải thiện kỹ năng vận động linh hoạt
Sử dụng muỗng đòi hỏi sự phối hợp khéo léo giữa tay và mắt. Bằng cách cầm nắm và thao tác với muỗng, bé phát triển các kỹ năng vận động linh hoạt của mình. Khả năng này sẽ có ích khi về sau. Đặc biệt là đến giai đoạn bé học cách cầm bút hay buộc dây giày.
1.2. Hình thành kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Tập cho bé cầm muỗng là một bước quan trọng để giúp bé ăn uống độc lập. Khi bé lớn lên, bé sẽ dần dần tự xúc ăn mà không cầ sự hỗ trợ của bố mẹ nữa. Khuyến khích tự ăn bằng thìa cho phép trẻ kiểm soát bữa ăn của mình và xây dựng sự tự tin. Đây chính là nền tảng để hình thành kỹ năng tự chăm sóc bản thân và tư duy độc lập.
1.3. Tăng tương tác gia đình
Giúp bé làm quen với thìa qua mỗi bữa ăn
Trò chuyện với bé về dụng cụ ăn trong giờ ăn tạo cơ hội để gắn kết với các thành viên trong gia đình. Ngồi cùng nhau và chia sẻ bữa ăn thúc đẩy cảm giác gần gũi. Chính việc này sẽ xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa bé và những người thân yêu.
1.4. Thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh
Khi tự cầm muỗng, bé sẽ kiểm soát được lượng thức ăn mình ăn và tốc độ tiêu thụ thức ăn. Điều này thúc đẩy trao đổi chất tích cực hơn, cho phép hệ tiêu hóa nhận diện tín hiệu đói. Khi đó, đồng hồ tiêu hóa sinh học được lập trình giúp bé phát triển thói quen ăn uống đúng bữa.
Bé có thể chủ động hơn trong bữa ăn
2. Tập cho bé cầm muỗng theo từng giai đoạn
2.1. Tập cầm muỗng cho bé 12-18 tháng tuổi
Bước 1. Cho bé làm quen với muỗng
Bố mẹ có thể cho bé cầm muỗng và chơi đùa với muỗng. Hãy biến muỗng thành một món đồ chơi và cho bé tập xúc các dạng hạt như đậu, gạo,… Mẹ cũng có thể thực hành cầm muỗng để làm mẫu cho con bắt chước theo.
Cho bé làm quen với muỗng trước khi thực hành
Bước 2. Hướng dẫn bé cầm muỗng
Mẹ cần chủ động đặt muỗng và lòng bàn tay bé và cho bé cầm muỗng bằng cả bàn tay. Đặt muỗng vào lòng bàn tay bé, sao cho lòng muỗng hướng xuống. Giúp bé dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chặt phần thân muỗng. Còn các ngón còn lại giữ chặt phần đầu muỗng.
Bước 3. Hướng dẫn bé xúc thức ăn
Khởi động luyện tập từ thức ăn loãng
Để bé dễ dàng cầm vững, trong những ngày đầu mẹ có thể giúp bé đặt thức ăn vào muỗng. Hoặc bắt đầu cho bé xúc thức ăn lỏng, như cháo loãng, sữa chua, hoặc trái cây nghiền. Sau đó tăng dần độ khó với dạng thức ăn được băm nhỏ – cắt miếng – sợi bào,…
2.2. Tập cầm muỗng cho bé 18-24 tháng tuổi
Nếu bé chưa tập thìa trước đây, bố mẹ có thể áp dụng cách cầm muỗng cho bé 12-18 tháng tuổi nhưng với tốc độ nhanh hơn. Đến giai đoạn này, cổ tay bé gần như phát triển khá linh hoạt. Thậm chí có thể cầm thìa thành thạo nếu có rèn luyện trước đó. Hãy áp dụng các bước sau để bé cầm thìa vững và xúc được những dạng thức ăn phức tạp hơn
Bước 1. Tập cho bé quản lý muỗng của mình
Luyện tập cho trẻ thói quen giữ gìn dụng cụ ăn uống cá nhân ở
Thay vì chơi đùa, bố mẹ hãy bắt đầu tập cho bé quản lý thìa cá nhân. Hãy hướng dẫn bé nơi lấy muỗng, tự rửa muỗng sau khi ăn và cất vào đúng nơi ban đầu. Đây chính là cách giúp bé gắn bó hơn với chiếc muỗng. Từ đó, cảm quan của bé về việc ăn bằng muỗng sẽ thoải mái và tự chủ hơn.
Bước 2. Tập cho bé cầm muỗng bằng ngón trỏ và ngón cái
Tư thế cầm muỗng đúng cách
Khi bé đã quen với việc cầm muỗng bằng cả bàn tay, bố mẹ có thể bắt đầu tập cho bé cầm muỗng đúng cách. Điều chỉnh tay bé để ngón trỏ và ngón cái giữ muỗng. Cáng muỗng tì vào ngón giữa. Các ngón tay còn lại hơi khum vào giúp giữ muỗng vững hơn. Có thể sẽ hơi khó khăn để bé cầm muỗng đúng vì đã quen cách cầm bằng cả bàn tay. Giai đoạn này có thể kéo dài 3 – 5 tháng tùy tốc độc riêng của từng bé.
Bước 3. Hưỡng dẫn bé xúc thức ăn
Mẹ có thể cho bé xúc thức ăn đặc hơn như cơm, thịt băm,… Nếu bé đã dần quen và tự xúc dễ dàng mẹ bắt đầu tăng độ khó với các món nước hoặc nước kết hợp với thức ăn. Đặt mục tiêu giữ nước trong muỗng không đổ sẽ giúp bé kiểm soát được lực tay tốt hơn.
3. Nguyên tắc khi tập cho bé cầm muỗng
3.1. Chỉ bắt đầu khi bé sẵn sàng
Điều quan trọng là phải đợi cho đến khi bé có dấu hiệu sẵn sàng trước khi cho bé dùng muỗng. Quan sát các dấu hiệu của bé như quan tâm đến việc ăn uống, với lấy đồ vật hoặc tò mò về đồ dùng trong giờ ăn. Những dấu hiệu này cho thấy bé đang háo hức khám phá những cách mới để tự ăn. Thời điểm này là lúc bố mẹ có thể giới thiệu thìa cho bé.
3.2. Chọn cho bé chiếc muỗng phù hợp
Muỗng tập ăn dặm phù hợp giúp bé dễ cằm nắm
Bố mẹ hãy tìm cho con một chiếc muỗng chất liệu mềm và dễ cầm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chất liệu mềm đảm bảo tiếp xúc nhẹ nhàng với nướu của bé. Trong khi đó thiết kế công thái học thúc đẩy sự cầm nắm thoải mái. Quan trọng, hãy lựa chọn muỗng làm từ vật liệu không chứa BPA, không độc hại để đảm bảo an toàn cho bé.
>> Muỗng silicon uống cong dành cho bé tập cầm muỗng
3.3. Kiên nhẫn và không ngừng khen ngợi
Tập cho bé cầm muỗng đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết. Vì mọi đứa trẻ đều tiến bộ theo tốc độ của riêng chúng vì thế bố mẹ đừng quá nôn nóng. Đừng quên khen ngợi những thành công nhỏ của bé khi bé có sự tiến bộ. Lời khen giúp khuyến khích trẻ tiếp tục luyện tập và xây dựng sự tự tin của bé.