Giật mình khi ngủ (hay “thính ngủ”) là một biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh. Nếu không sớm khắc phục, hiện tượng này sẽ mang lại tác động xấu đến giấc ngủ của trẻ, dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào. Vì vậy, hãy cùng Homenay bỏ túi ngay những cách hữu ích giúp bé ngủ ngon không giật mình nhé!
1. Vì sao bé lại giật mình khi ngủ?
Bé giật mình khi ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Các lí do chủ yếu xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân sinh lí và nguyên nhân bệnh lí.
Trẻ ngủ hay bị giật mình
Đối với nguyên nhân sinh lí, bé giật mình khi ngủ hoàn toàn là một loại phản xạ tự nhiên. Vì khi trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi môi trường khép kín. Đối với môi trường rộng lớn bên ngoài thì bé cần thời gian thích nghi. Chính bởi vì thế mà việc bé giật mình là để tự vệ. Phản xạ này có tên là phản xạ Moro, là một loại phản xạ bình thường và sẽ dần biến mất sau khoảng 3 – 6 tháng. Bên cạnh đó, việc bé giật mình là một loại phản ứng bình thường đối với môi trường bên ngoài. Dù một âm thanh nhỏ hay một cử động nhẹ như đặt bé xuống giường, thay đổi tư thế bế, cũng có thể là tác nhân khiến trẻ giật mình.
Về bệnh lý, giật mình khi ngủ ở trẻ là biểu hiện của các trẻ có nguy cơ hoặc đang bị các chứng trào ngược, thiếu canxi, viêm hô hấp,…
Để xác định được chính xác nguyên nhân khiến bé thường xuyên giật mình khi ngủ, bố mẹ cần đưa con đến thăm khám và nghe tư vấn tại phòng khám uy tín để lựa chọn cách khắc phụ cho phù hợp.
2. Mẹo hay giúp bé ngủ ngon không giật mình
Sau đây là những gợi ý của Homenay giúp các bố mẹ bỉm sữa phần nào hạn chế được hiện tượng bé giật mình do nguyên nhân sinh lí và không gây hại cho trong trường hợp giật mình do bệnh lí.
2.1. Tiếng ồn trắng giúp bé không giật mình khi ngủ
Có vẻ khó tin khi bảo tiếng ồn sẽ giúp bé ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, tiếng ồn trắng là một loại tiếng ồn vô hại và có chức năng loại bỏ các tạp âm khác ra khỏi giấc ngủ của bé. Một số âm thanh được cho là tiếng ồn trắng mà chúng ta dễ bắt gặp đó là tiếng suối chảy, tiếng nhiễu ti vi, tiếng sóng biển,… Sở dĩ bé cảm thấy ổn định hơn khi nghe được những âm thanh thanh này là vì nó tương tự như âm thanh bé từng nghe trong môi trường bào thai. Bố mẹ có thể tạo ra tiếng ồn trắng bằng những cách nhẹ nhàng tạo âm thanh “suỵt” kéo dài vào tai bé hay sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng.
Máy tạo tiếng ồn trắng giúp trẻ ngủ không giật mình
2.2. Nhộng ngủ giúp bé ngủ không giật mình
Đây là một phương pháp phổ biến được các gia đình hiện đại áp dụng cho giấc ngủ của bé. Nhộng ngủ không chỉ có tác dụng giữ cho bé không cào tay vào mặt gây giật mình mà còn giúp trấn an bé sau đó. Mặc nhộng cho bé khi ngủ là một cách tái hiện môi trường khép kín bên trong bụng mẹ, làm giảm cảm giác chới với trong những ngày đầu bé thích nghi với môi trường bên ngoài.
Nhộng ngủ giúp bé ngủ không giật minh
Mặc nhộng ngủ cũng là bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình 5S – phương pháp giúp bé tự đi vào giấc ngủ. Đây là phương pháp “ru ngủ” nổi tiếng thế giới và được ứng dụng rất nhiều trong nhiều gia đình chăm con theo phương pháp hiện đại. Nhộng ngủ kết hợp với các bước trong quy trình 5S đã được chứng minh mang lại hiệu quả thật sự trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ sơ sinh.
Cần lựa chọn nhộng ngủ có chất liệu mềm và co giãn để bé vẫn có thể cử động trong lúc mặc nhộng. Tránh những loại nhộng quá chật sẽ gây phản tác dụng.
2.3. Hương tinh dầu giúp bé có giấc ngủ sâu
Hương thơm từ các loại tinh dầu có lợi như tràm gió, oải hương,… sẽ mang lại cảm giác thư giãn cho các bạn nhỏ. Lợi ích của tình dầu đối với giấc ngủ của trẻ đến từ khả năng sát khuẩn – khử trùng không khí, giúp giãn nở không khí và làm oxi ấm lên khi lưu thông qua khí quản. Đây chính là một trong những mẹo dân gian vẫn được các bà mẹ hiện đại áp dụng cho con mình.
Điều chỉnh lượng tinh dầu khi sử dụng cho bé
Bố mẹ dễ dàng tạo ra một căn phòng tinh dầu bằng phương pháp “xông” giúp các hạt lưu hương khuếch tán vào không khí. Tuy nhiên, cần lưu ý điều chỉnh lượng tinh dầu sử dụng cho phù hợp. Chỉ nên bằng 1/3 so với người lớn. Và để bảo vệ đường hô hấp còn nhạy cảm của trẻ, nên cho bé ngủ sau quá trình khuếch tán đã hoàn tất. Đó chính là cách để tránh bé hấp thụ phải các hạt lưu hương chưa hòa vào không khí.
2.4. Nhiệt độ và ánh sáng phù hợp giúp bé dễ đi vào giấc ngủ
Những yếu tố về điều kiện ngoại quan tưởng chừng như không quan trọng. Nhưng chỉ cần điều chỉnh tương quan giữa chúng, đây cũng là một cách giúp bé ngủ không giật mình.
Về nhiệt độ, bố mẹ cần ghi nhớ rằng trẻ em có thân nhiệt cao hơn người lớn. Tim bé đập nhanh hơn và bé thở mạnh hơn. Vì thế đừng sợ cơ thể con bị lạnh mà hãy tự tin đặt điều hòa ở mức 26 – 28 độ tạo không khí mát mẻ. Nếu muốn thăm dò nhiệt độ cơ thể của bé để điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, hãy áp tay vào các vị trí ngực – lưng – bụng thay vì chân, tay hay trán.
Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ phòng
Về ánh sáng, đối với giấc ngủ đêm là giấc ngủ dài nhất, trẻ thực sự không cần một nguồn sáng nào cả. Không gian ngủ càng tối sẽ càng giúp bé ngủ sâu giấc hơn. Nhưng trong trường hợp cần ánh sáng, bố mẹ có thể chọn nguồn sáng màu đỏ nhỏ. Ánh sáng đỏ hay ánh sáng “gần đỏ” trên dải quang phổ được chứng minh các tác dụng kích thích Melatonin giúp bé ngủ sâu hơn.
“Đây là các phương pháp Homenay sưu tầm dựa trên khoa học và hiệu quả ứng dụng từ các gia đình. Bố mẹ có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp để bảo vệ giấc ngủ của con. Hãy kiên nhẫn theo dõi con và thay đổi phương pháp nếu như con có biểu hiện không hợp tác nhé!” – Homenay