Chủ đề cho mẹ

Cách giặt nệm cho bé sạch hiệu quả ngay lần giặt đầu tiên

cach-giat-nem-cho-be-sach-hieu-qua-ngay-lan-giat-dau-tien

Thời gian đầu sau chào đời, bé dành từ 14-17 giờ/ngày để ngủ và thư giãn. Chính vì thế, tấm nệm được xem là không gian hạnh phúc nhất của bé trong giai đoạn này. Tuy nhiên đây cũng là nơi dễ tích tụ bụi bẩn và các loại vi khuẩn nhất. Lâu ngày sẽ gây hại đến làn da non nớt của bé. Vì vậy việc giặc nệm cho bé định kỳ là vô cùng quan trong trong quá trình chăm sóc bé. Homenay sẽ hướng dẫn bố mẹ cách giặt nệm cho bé sạch hiệu quả ngay từ lần đầu tiên.

1. Những lý do khiến việc giặt nệm cho bé là cần thiết

Bụi bẩn, nước dãi và các chất khác có khả năng đọng lại trên nệm của em bé, vì vậy cần phải vệ sinh nệm thường xuyên. Bằng cách đó, nó sẽ tươi và không có vi khuẩn. Hãy cùng điểm qua một số lý do tại sao bạn nên vệ sinh nệm cho bé nhé.

1.1. Mạt bụi

Mạt bụi là những sinh vật cực nhỏ mà mắt thường thậm chí không thể nhìn thấy. Chúng sống trong nệm của bé và bám vào mồ hôi hay nước dãi mà bé để lại. Nếu bố mẹ muốn giữ cho em bé khỏe mạnh, điều quan trọng là phải vệ sinh nệm thường xuyên.

1.2. Vi khuẩn

Nệm là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Trẻ sơ sinh rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, nên để nệm quá lâu không vệ sinh, vi khuẩn sẽ phủ đầy trên bề mặt, ruột nệm. Khi đó, nơi bố mẹ nghĩ là sạch sẽ nhất dành cho bé cũng sẽ biến thành một nơi thiếu an toàn vệ sinh.

1.3. Bám mùi

Nệm bản chất là đồ vải vì thế rất dễ bám mùiMùi này xuất phát từ chất dịch như nước dãi, mồ hôi, hoặc đồ vật bám mùi như khăn lau,… Hoặc điển hình hơn là do vi khuẩn gặp phải môi trường ẩm ướt tạo ra mùi hôi khó chịu. Giặt nệm cho trẻ thường xuyên có thể giúp ngăn nệm trở nên quá nặng mùi.

1.4. Nấm mốc

Nấm mốc là hai trong số những vấn đề lớn nhất có thể xảy ra do nệm trẻ em bẩn. Nấm mốc sinh sôi nhờ hơi ẩm đọng lại trong nệm của bé. Nếu nệm của bạn không được vệ sinh đủ lâu, nó có thể bị nấm mốc bao phủ. Điều này có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. Chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp và kích ứng da.

1.5 Giúp kéo dài tuổi thọ nệm

Nệm bị vi khuẩn xâm nhập lâu ngày có thể bị ăn mòn nhanh hơn. Độ ẩm thấp khiến nệm mất đi tính đàn hồi vốn có. Từ đó tuổi thọ của nệm bị rút ngắn lại. Giặt nệm nhẹ nhàng vào các thời điểm hợp lý sẽ giúp nệm duy trì độ bền. Tuy nhiên nếu giặt với các dung dịch làm sạch có chất tẩy mạnh sẽ gây phản tác dụng.

2. Cách giặt nệm cho bé sạch hiệu quả

2.1. Làm sạch mạt bụi khi nệm còn khô

Cách hiệu quả nhất để loại bỏ mạt bụi khỏi nệm là sử dụng máy hút bụi! Hãy di chuyển máy hút bụi chuyên dụng cho nệm trên toàn bộ bề mặt tấm nệm và cạnh bên.

cach-giat-nem-cho-be-sach-hieu-quả

Cần hút sạch mạt bụi trước khi thực hiện các bước làm ướt

Côn trùng nhỏ ẩn náu trong các góc và các đường nối cũng sẽ được loại bỏ trong bước này. Vì thế hãy thực hiện bước đầu tiên thật cần thận. Những loại khuẩn vi hạt rất khó loại bỏ trong những bước sau đặt biệt là khi nệm ướt.

2.2. Xử lý vết bẩn bề mặt

Xử lý vết bẩn phần ruột nệm

Theo thời gian, bụi bẩn sẽ để lại những vết ố nhẹ và hình thành sắc tố. Chỉ cần nước tẩy tự nhiên để xử lý các vị trí ố trên nệm. Công thức pha nước tẩy: 1 cốc nước + 1 giấm trắng + ¼ cốc nước cốt chanh.

Có thể sử dụng bình xịt hoặc dùng bông gòn. Chỉ cần thoa vào vị trí các vết ố chứ không cần chà vào toàn bộ bề mặt nệm. Có thể dùng bàn chải đánh răng nhúng vào nước tẩy và chà trực tiếp vào nệm để tăng hiệu quả làm sạch.

Sau khi chà nhẹ nhàng, ngâm nệm khoảng 15 phút để các vết bẩn có thời gian bong ra.

cach-giat-nem-cho-be

Dùng dung dịch nước tẩy tự nhiên làm sạch vết bẩn trên bề mặt ruột nệm

Xử lý vết bẩn vỏ nệm

Thực hiện các thao tác giống tương tự. Đối với phần vỏ nệm, bố mẹ có thể ngâm ngập trong dung dịch tẩy loãng hơn. Dùng tay vò mạnh phần vải có chứa vết bẩn và ngâm trong khoảng 15 phút.

2.3. Làm sạch sâu

Đối với ruột nệm

Rắc một lớp bột baking soda lên bộ bề mặt nệm. Sau đó, đợi vài tiếng đồng hồ (tốt nhất là để qua đêm) để axit trong baking soda hấp thụ độ ẩm và khử mùi.

cach-giat-nem-cho-be-bang-baking-soda

Baking Soda giúp hút ẩm và khử mùi hiệu quả

Đối với vỏ nệm

Đây là bước quan trọng nhất giúp làm sạch toàn bộ tấm nệm. Pha loãng nước giặt theo công thức: ¼ cốc nước giặt + ¾ nước. Tạo bọt nhiều trước khi chà xát. Bọt xà phòng giúp tách vi khuẩn ra khỏi mặt nệm và tạo độ bồng khi giặt. Điều này làm bề mặt vỏ nệm ít bị bào mòn.

Nhúng bàn chải chà nhẹ vào hỗn hợp làm sạch, giũ sạch nước thừa và chà vỏ nệm theo chuyển động tròn. Chà cả hai mặt kể cả mặt trong và mặt ngoài.

2.4. Làm sạch lần cuối

Đối với ruột nệm

Dùng máy hút bụi hút sạch bột baking soda trên bề mặt ruột nệm. Hút qua nhiều lần để đảm bảo bột đã được lấy đi hết.

Đối với vỏ nệm

Giặc lại nhiều lần với nước sạch đến khi không còn thấy xà phòng. Có thể dùng thêm nước xả để rửa sạch xà phòng và làm cho vỏ nệm mềm mại hơn.

2.5. Để khô tự nhiên

Phải để nệm khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.  Bố mẹ nên phơi nệm khô bằng nắng thay vì bằng gió. Hãy chọn một nơi có không gian đủ rộng để toàn bộ bề mặt vỏ và ruột nệm được hứng nắng. 

cách-giat-nem-cho-be

Phơi nệm ở nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời giúp nhanh khô và ức chế vi khuẩn

Phơi nệm sẽ tốn nhiều công sức vì đòi hỏi phải lật qua mặt còn lại sau mỗi 2-3 giờ. Để xát định nệm khô hoàn toàn, có thể chạm vào mu bàn tay nếu bề mặt tương tự như nhiệt độ phòng thì nệm đã khô và an toàn cho bé tiếp tục sử dụng.

3. Một số lưu ý khi giặt nệm cho trẻ

3.1. Chọn nước giặt an toàn

Khi giặt nệm cho trẻ, hãy chọn loại nước giặt dành riêng cho trẻ em. Đảm bảo rằng nước giặt không chứa chất tẩy mạnh hoặc hương liệu mạnh gây kích ứng da. Ngoài ra, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để biết lượng nước giặt phù hợp.

3.2. Tần suất giặt

Tần suất giặt nệm cho trẻ phụ thuộc vào tình trạng sử dụng và mức độ bẩn. Tuy nhiên, một tuần một lần được coi là tần suất tối thiểu. Nếu trẻ có vấn đề về da hoặc ngủ trong môi trường ô nhiễm, bạn có thể giặt nệm thường xuyên hơn để đảm bảo vệ sinh.

3.3. Mẹo giặt nhanh khô

Để nệm nhanh khô và khô hoàn toàn, cần phơi nệm dưới ánh nắng mặt trời. Tránh phơi nệm chung với nơi để quần áo khác sẽ dễ bị bám ẩm và mùi. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần cẩn thận với thao tác khi giặt. Không cần quá mạnh tay để nước không thấm sâu vào nệm gây ẩm mốc.

3.4. Nên giặt tay hay giặt máy

Có thể giặt bằng máy đối với vỏ nệm. Tuy nhiên các bước làm sạch điểm bẩn nên thao tác bằng tay sẽ chính xác và sạch hơn.

Có thể giặt bằng máy với các loại nệm/ tấm lót. Tuy nhiên vẫn khuyến khích giặt bằng tay để không làm hỏng và xê dịch lớp bông nhồi bên trong.

Không làm ướt, ngâm ngập nước đối với các loại nệm dày.

Nhập khẩu<br>Chính Hãng
Nhập khẩu
Chính Hãng
Chất lượng<br>Cao cấp
Chất lượng
Cao cấp
Thân thiện<br>Môi trường
Thân thiện
Môi trường
An toàn cho<br>Sức khỏe
An toàn cho
Sức khỏe
Sẵn sàng <br>Tư vấn
Sẵn sàng
Tư vấn
Dễ dàng<br>Đổi trả
Dễ dàng
Đổi trả
Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Tư vấn
Trang chủ Tin tức Danh mục Tư vấn Giỏ hàng