Đối với bố mẹ, việc trẻ em không muốn ăn là một trong những điều đáng lo ngại nhất. Vì sự phát triển và tăng trưởng của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Việc trẻ biếng ăn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé. Để giúp bố mẹ giải quyết tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp 4 cách giúp trẻ không biếng ăn hiệu quả.
1. Tình trạng biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhất là trong giai đoạn từ 1 – 6 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế khi tròn 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ giảm đi. Vì vậy lượng thức ăn cũng giảm. Do đó nếu chỉ căn cứ vào lượng thức ăn rất khó xác định trẻ có biếng ăn hay không.
Theo các chuyên gia, biếng ăn có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do tâm lý cũng có thể do bệnh lý hoặc sinh lý. Tình trạng này xảy ra khi trẻ ăn ít và không “tự nguyện”. Con sẽ chỉ ăn khi bị “đốc thúc” như dỗ dành, năn nỉ, dọa nạt,…
Trẻ biếng ăn đang dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể khắc phục triệt để nếu phát hiện ra nguyên nhân biếng ăn.
2. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
2.1. Thói quen xấu bố mẹ vô tình tạo ra
Bố mẹ quá nuông chiều con tạo thói quen xấu
Những thói quen xấu bố mẹ vô tình tạo ra thường là nguyên nhân dẫn đến biếng ăn. Ví dụ như: thời gian bữa ăn kéo dài vì bố mẹ chiều chuộng trẻ khi trẻ không nhai. Những điều này có thể dẫn tới việc trẻ chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng, sợ nuốt, biếng nhai. Sẽ rất khó để thuyết phục bé ăn thức ăn có dạng thô như : cơm, rau củ, thịt, cá…
2.2. Cho trẻ ăn không đúng lúc, không đúng loại thức ăn
Đôi khi bố mẹ cho trẻ ăn không đúng lúc như bắt ép trẻ ăn vào lúc con vẫn còn no. Việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí trẻ khiến trẻ không phân biệt được no và đói. Cảm giác no, đói thật sự ở trẻ chỉ có khi bạn để trẻ ăn lúc trẻ muốn.
Bé sẽ phản ứng chống đối khi bị ép ăn không đúng lúc
Có những trường hợp khi trẻ biếng ăn, cha mẹ đâm ra chán nản. Từ đó dẫn đến việc ngại chế biến thức ăn cho trẻ và để trẻ ăn thức ăn của người lớn. Điều này gây hại nhiều đến quá trình hình thành vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ. Những gia vị người lớn như tiêu, ớt,… sẽ tạo áp lực lên thành dạ dày yếu ớt của bé và gây ra hậu quả khó lường về sau.
2.3. Trẻ không tập trung, bị xao nhãng
Một vài gia đình cho phép con cái bật ti vi hoặc chơi đồ chơi khi ăn. Hơn thế, có bố mẹ cho con vừa ăn vừa chạy nhảy chơi đùa. Điều này không tốt cho trẻ vì khiến trẻ không tập trung vào việc ăn và quên mình đang ăn. Lâu dần việc này có thể gây ra sự biếng ăn ở trẻ.
Trẻ bị mất tập trung bởi các thiết bị điện tử
2.4. Không khí căng thẳng của bữa ăn
Một vài cha mẹ không kiên nhẫn nên đôi khi sẽ quát tháo mỗi lúc trẻ không muốn ăn hay ăn chậm. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi, sinh ra biếng ăn.
Bố mẹ thiếu kiêng nhẫn làm cho không khí bữa ăn căng thẳng
Không như người lớn, cảm giác đói ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng. Do đó, bạn không nên thúc ép trẻ ăn khi trẻ chưa thực sự đói. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ ăn riêng một mình. Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn cùng bữa ăn cùng gia đình. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, không cảm thấy đơn độc khi ăn.
3. Cách giúp trẻ không biếng ăn hiệu quả
*Cách 1: Tạo ra môi trường ăn uống thoải mái và dễ chịu cho trẻ
Một trong những lý do khiến trẻ biếng ăn có thể là do cảm thấy không thoải mái ở bữa ăn. Hãy tạo cho trẻ một không gian ăn uống thân thiện, mà bé có thể tự tin và thoải mái khi ăn. Bố mẹ có thể chuẩn bị cho con bộ ăn dặm riêng để bé có thể hứng thu hơn với bữa ăn. Những vật dụng có chi tiết dễ thương như khay gấu, cốc gấu sẽ giúp tâm trạng của bé tốt lên.
Sử dụng khay gấu ăn dặm đáng yêu giúp tâm trạng bé vui vẻ
Một số trẻ có thể bị mất tập trung khi ăn do những yếu tố xung quanh. Vì vậy, hãy tạo cho bé một không gian yên tĩnh, không có âm thanh hay những đồ chơi khác để bé có thể tập trung vào việc ăn uống.
Nếu trẻ không muốn ăn, hãy thử cho bé uống một ít nước lọc trước khi bắt đầu bữa ăn. Điều này sẽ giúp bé có cảm giác đói hơn và dễ dàng chấp nhận thức ăn hơn.
*Cách 2: Xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ cho trẻ
Việc thiết lập một lịch ăn uống cụ thể sẽ giúp bé có thói quen ăn đúng giờ. Hãy chọn một khung giờ nhất định trong ngày để bé có giờ ăn đồng bộ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần sinh hoạt cho bé về thời gian ăn. Con có thể kéo dài thời gian trong bao lâu và sẽ phải ngừng ăn sau thời gian quy định. Đây là một biện pháp mạnh đòi hỏi bố mẹ phải rất cứng rắn để rèn luyện bé vào nề nếp.
Trẻ cần được xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ
Đối với bố mẹ, hãy cân bằng được lượng thức ăn phù hợp với thời gian ăn quy định. Đừng biến thời gian quy định thành rào cản và thúc ép bé ăn nhanh hơn với khả năng. Việc thay đổi thức ăn và tạo ra những hương vị mới cũng giúp bé đẩy nhanh tốc độ ăn.
*Cách 3: Áp dụng các kỹ thuật thúc đẩy ăn uống cho trẻ
Hãy khuyến khích bé tự phục vụ bữa ăn của mình. Bạn có thể sử dụng những đồ ăn dễ cầm tay như sandwich, hoặc cho bé thử dùng đũa để ăn. Điều này sẽ giúp bé tạo cảm giác tự tin và hứng thú khi ăn. Ứng dụng phương pháp ăn tự chỉ huy BLW cũng là một cách giúp bé tự chủ trong giờ ăn.
Một trong những cách thúc đẩy ăn uống hiệu quả là thưởng cho bé sau khi bé hoàn thành bữa ăn. Hãy chọn những món ăn yêu thích của bé và dành cho bé những lời khen và những phần thưởng nhỏ nhất để bé cảm thấy được động viên và tiếp tục thói quen ăn uống đúng giờ.
Một số trẻ biếng ăn có thể do cảm thấy nhàm chán với những món ăn quen thuộc. Hãy dùng những món ăn mới và hấp dẫn để thúc đẩy sự tò mò và chấp nhận của bé.
*Cách 4: Để bé tự học cách ăn uống đúng cách
Bé sẽ có xu hướng chấp nhận thức ăn khi bé được tham gia vào quá trình chuẩn bị. Quá trình từ lựa chọn nguyên liệu, chế biến cho đến dọn dẹp sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp có hứng thú hơn vì bé sẽ có xu hướng trông chờ thành quả của mình.
Hoạt động nấu ăn cùng bố mẹ thức đẩy bé háo hức với bữa ăn
Hãy dạy bé cách tự phục vụ thức ăn, ví dụ như cùng mẹ nấu ăn, tự rửa chén bát,… Những hoạt động này sẽ giúp bé có thêm kỹ năng và cảm giác tự tin khi ăn uống.
Cuối cùng, hãy luôn mang tới cho bé tinh thần yêu thương và niềm vui khi ăn uống. Bạn có thể kể bé nghe những câu chuyện vui. Hay chỉ đơn giản là hỏi bé về chuyện trong ngày để bé thoải mái và hứng thú với bữa ăn.
Bố mẹ có thể ứng dụng những cách làm trên để thiết kế một kế hoạch giúp trẻ không biếng ăn. Hãy thực hiện thường xuyên trong thời gian dài, bé sẽ trở nên thân thiện hơn với các bữa ăn. Tốc độ khắc phục tùy vào từng bé. Bố mẹ cần dành sự kiên nhẫn để cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này!