Chủ đề cho mẹ

Phát triển trí não cho trẻ: thay đổi nhỏ tạo nên thành công lớn

phat-trien-tri-nao-cho-tre

Trí não là một phần rất quan trọng của cơ thể con người. Đối với trẻ em, việc phát triển trí não là cực kỳ quan trọng trong hành trình trưởng thành. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, 1000 ngày đầu tiên của trẻ có tác động lớn đến sự phát triển trí não cho trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc sự phát triển trí não cho trẻ trong thời gian này là điều cực kỳ cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ thúc đẩy phát triển trí não cho trẻ hiệu quả bằng những thay đổi rất nhỏ trong đời sống hằng ngày.

1. Tầm quan trọng của phát triển trí não cho trẻ và 1000 ngày đầu tiên

Việc phát triển trí não cho trẻ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập. Việc này mà còn cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một tương lai thành công cho trẻ. Trí não là trụ cột của khả năng suy nghĩ, học tập, quyết định và giải quyết vấn đề. Khi được phát triển trí não đúng cách, trẻ có thể vượt qua những khó khăn một cách đầy tự tin.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Ví dụ như di truyền, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng,… đều góp phần hình thành trí não. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình phát triển trí não của trẻ, nó có thể dẫn đến các vấn đề như khó khăn trong việc học tập, tập trung, giao tiếp và kiểm soát. Vì vậy, việc theo dõi sự phát triển trí não của trẻ là rất quan trọng.

phat-trien-tri-nao-cho-tre

1000 ngày đầu tiên có ảnh hưởng to lớn đến phát triển trí não cho trẻ

Như đã đề cập, 1000 ngày đầu tiên của trẻ rất quan trọng đối với việc phát triển trí não. Giai đoạn này, các kết nối thần kinh trong não của trẻ được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng. Việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn này sẽ giúp xây dựng nền tảng cho phát triển trong tương lai.

2. Cách thức phát triển trí não cho trẻ

Có những yếu tố khách quan như di truyền, hoàn cảnh sống,… là những yếu tố không thể thay đổi. Nhưng có một số yếu tố chủ quan như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt,… Đây là những điểm tạo cơ hội cho bế mẹ phát triển trí não cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần đồng hành và quan sát. Có nhiều cách để hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển trí não cho trẻ. Dưới đây là một số cách thức cơ bản mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày:

2.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển trí não cho trẻ. Bữa ăn hàng ngày của trẻ nên bao gồm đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm các loại rau quả, thịt, cá, trứng và các loại ngũ cốc. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá hồi và hạt chia cũng giúp tăng cường sự phát triển não của trẻ.

phat-trien-tri-nao-cho-tre

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt đối với phát triển trí não cho trẻ

2.2. Tạo môi trường ăn uống tích cực

Việc tạo ra một môi trường tích cực khi bé ăn cũng rất quan trọng. Bạn nên đảm bảo rằng bé được ngồi ở một nơi yên tĩnh và thoải mái khi ăn. Hãy khuyến khích bé thử các loại thức ăn mới và không ép bé ăn quá nhiều hay quá ít. Nếu bé có những thói quen ăn uống không tốt, hãy thử tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời tìm cách thay đổi để bé có thể ăn uống đầy đủ và đúng cách.

2.3. Tránh các loại thức ăn và đồ uống có hại cho trẻ

Trong khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại thức ăn và đồ uống có hại. Thường là những món như đồ ăn nhanh, thức uống có ga và đồ ngọt. Những loại này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Những loại thức ăn chứa nhiều calo rỗng dễ gây đến chứng béo phì.

Những trẻ béo phì, thừa cân có lớp ngoài não mỏng hơn. Do vậy chúng có trí nhớ, khả năng quyết đoán và điều hành của nào bộ kém hơn những trẻ khác.

Tiến sĩ Jennifer Laurent

2.4. Tạo ra môi trường tích cực cho trẻ

Môi trường xung quanh có tác động lớn đến việc phát triển trí não của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần tạo ra một môi trường tích cực cho bé. Đó là môi trường dung hòa giữa tình yêu thương, sự an toàn và sự khuyến khích. Gia đình nên dành thời gian để chơi và chia sẻ cùng bé. Tốt hơn nếu học cách thấy thế giới qua góc nhìn của trẻ và khuyến khích bé những hoạt động mới.

phat-trien-tri-nao-cho-tre

Cảm xúc gia đình rất quan trọng đối với phát triển trí não cho trẻ

2.5. Thúc đẩy hoạt động vận động

Hoạt động vận động là một phần quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ. Khi bé vận động, các kết nối thần kinh trong não sẽ được kích hoạt và phát triển một cách tích cực. Hãy thúc đẩy bé tham gia các hoạt động vận động thể thao như chạy nhảy, bơi lội, hoạt động ngoài trời,…

2.6. Khuyến khích sáng tạo

Sự sáng tạo giúp kích thích trí não của trẻ và khuyến khích sự phát triển khác biệt. Bố mẹ có thể cho bé thử những hoạt động như vẽ tranh, tạo hình đất nặn, và thử những trò chơi giải đố. Những hoạt động này bắt buộc não phải hoạt động để tìm kiếm giải pháp. Nếu bé có ý tưởng mới, hãy khuyến khích và động viên bé thử những ý tưởng đó.

may-to-mau-thong-minh-goonies

Vẽ tranh ứng dụng công nghệ kích thích sáng tạo

2.7. Thường xuyên giao tiếp với trẻ

Giao tiếp là cách chủ yếu để trẻ học hỏi và phát triển trí não của mình. Nếu không có ai nói chuyện với bé trong một ngày, bé sẽ không học được nhiều điều. Vì vậy, hãy thường xuyên trò chuyện với bé và chia sẻ. Có thể hướng dẫn bé đọc sách và thể hiện tình yêu thương qua lời nói và hành động.

Sách phát triển trí não sớm cho trẻ Haavebricks

Sách hình ảnh thu hút trẻ trong cuộc giao tiếp với bố mẹ

2.8. Giao tiếp song song

Một phần quan trọng của giao tiếp là khả năng nghe và phản hồi. Khi bé nói chuyện, hãy dành thời gian để lắng nghe và hiểu ý của bé. Tuyệt đối không áp đặt! Đặt câu hỏi để khuyến khích bé tư duy và trả lời một cách tích cực. Bố mẹ cũng có thể sử dụng những cuốn sách hoặc trò chơi bảng vẽ để giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

bang-dinh-tuong-Kiroom

Bảng đính tường tạo cơ hội cho bé sáng tạo

2.9. Không bao giờ lạm dụng từ ngữ hay cảm xúc

Việc trẻ được giáo dục về cách sử dụng từ ngữ và cảm xúc là rất quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ. Hãy luôn dùng từ ngữ tích cực và khuyến khích bé thể hiện cảm xúc của mình một cách lành mạnh. Hạn chế sử dụng những từ ngữ tiêu cực như “không được”/”không phải”. Thay vào đó hãy hỏi những câu hỏi cảnh báo như: “Con đã cân nhắc cẩn thận chưa?” sẽ giúp bé tự hiểu vấn đề. Từ đó ghi nhớ và không mắc sai lầm cho những lần sau.

>> Phát triển trí não khi ngủ cho trẻ

Nhập khẩu<br>Chính Hãng
Nhập khẩu
Chính Hãng
Chất lượng<br>Cao cấp
Chất lượng
Cao cấp
Thân thiện<br>Môi trường
Thân thiện
Môi trường
An toàn cho<br>Sức khỏe
An toàn cho
Sức khỏe
Sẵn sàng <br>Tư vấn
Sẵn sàng
Tư vấn
Dễ dàng<br>Đổi trả
Dễ dàng
Đổi trả
Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Tư vấn
Trang chủ Tin tức Danh mục Tư vấn Giỏ hàng