Trước 4 tuổi, bộ não của trẻ trải qua sự phát triển và thay đổi nhanh chóng. Các bậc cho mẹ luôn mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho trí não của con trong giai đoạn này. Các bậc bố mẹ đều tin rằng loại thực phẩm trẻ ăn hoặc tần suất đọc sách là yếu tố giúp phát triển trí não. Những yếu tố này vẫn hòa toàn đúng. Nhưng có một thành phần quan trọng hơn, đó chính là chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vậy não sẽ phát triển như thế nào khi trẻ ngủ? Và làm sao để giúp trẻ tối ưu hóa phát triển trí não khi ngủ? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Mối liên hệ chặt chẽ giữ phát triển trí não và giấc ngủ
Hầu hết sự phát triển trí não của bé diễn ra trong khi ngủ: theo nghĩa đen. Đây là lúc các kết nối giữa bán cầu não trái và phải của não trẻ đang được hình thành. Các khớp thần kinh của não được hình thành trong khi ngủ. Theo đó, hơn 1.000.000 triệu kết nối thần kinh được hình thành mỗi giây trong 3 năm đầu đời. Ký ức cũng được hình thành và lưu trữ trong thời gian này. Trong khi ngủ, não của bé lưu trữ những gì bé đã học được ngày hôm đó. Vì thế, nếu bé thiếu ngủ có thể gây ra những vấn đề lớn hơn về sau. Các vấn đề tiêu biểu về nhận thức, chậm phát triển, chậm phản xạ,…
Não bộ không ngừng phát triển trong khi bé ngủ say
Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy trẻ dưới 3 tuổi ngủ ít hơn 10 tiếng/đêm có nguy cơ gặp các vấn đề về ngôn ngữ, thậm chí cả ADHD (tăng động giảm chú ý). Thêm một nghiên cứu năm 2013 cho thấy trẻ em có giờ đi ngủ không đều đặn gặp khó khăn hơn trong việc đọc, làm toán và nhận thức về không gian.
Với những ảnh hưởng có thể thấy rõ, giấc ngủ đóng vai trò tuyệt đối quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé. Chúng ta có thể kết luận rằng, để tối ưu hóa sự phát triển khi ngủ, việc duy nhất bố mẹ cần làm là đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ.
2. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ để trẻ phát triển trí não khi ngủ
2.1. Hãy để con ngủ trưa
Giáo sư điều dưỡng Jianghong Liu cho biết: “Tình trạng thiếu ngủ và buồn ngủ ban ngày đặc biệt phổ biến. Trẻ dần trở nên chậm chạp và lờ đờ khi bỏ qua giấc ngủ trưa. Trong khi đó, trẻ ngủ trưa từ 30 – 60 phút có biểu hiện vui vẻ hơn. Trẻ còn tự chủ hơn và ít gặp vấn đề trong hành vi. Những bạn nhỏ này cũng có chỉ số IQ cao hơn và học tập xuất sắc so với bạn bè đồng trang lứa.”
Cân bằng ngủ trưa và ngủ đêm giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ
Tuy nhiên, trẻ từ 2 – 3 tuổi thường nghịch ngợm khiến bố mẹ khó ru bé ngủ vào buổi trưa. Hoặc bé đã có giấc ngủ đêm quá dài khiến việc ngủ trưa là bất khả thi. Hãy cân bằng thời gian giấc ngủ để bé phát triển trí não khi ngủ một cách đều đặn giữa ngày và đêm!
2.2. Hình thành thói quen ngủ như một lập trình
Thói quen đi ngủ đúng giờ là một phương pháp khả thi và miễn phí để giúp trẻ có một giấc ngủ chất lượng. Hãy tượng tưởng cơ thể bé như một cỗ máy, và nó sẽ hoạt động nhịp nhàng hơn khi có lịch trình. Thay vì áp đặt con phải ngủ vào một khung giờ nhất định, bố mẹ có thể thiết kế một giải pháp như sau.
Hình thành chuỗi thói quen liên kết với giấc ngủ giúp cơn buồn ngủ đến tự nhiên
Tạo ra một chuỗi thói quen trước khi ngủ. Ví dụ như súc miệng, massage, hay đọc truyện,… Tất cả những thói quen được duy trì trên 21 ngày sẽ hình thành nếp gấp trong não. Những nếp gấp liền kề nhau sẽ thoi thúc hành động. Ví dụ bé có thói quen nghe truyện trước khi ngủ. Thì mỗi lần thực hiện thói quen đọc truyện, thì thói quen giấc ngủ sẽ được khởi động. Cơn buồn ngủ sẽ tự động hình thành mà không cần một sự thúc ép nào cả.
2.3. Giúp con giải tỏa căng thẳng
Trẻ em cũng xuất hiện căng thẳng thần kinh. Một số dấu hiệu căng thẳng là khi trẻ khó ngủ, thường xuyên gặp ác mộng. Hoặc trẻ lên tục bày tỏ mong muốn ngủ cùng phòng, cùng giường với bố mẹ. Đó là lúc các yếu tố căng thẳng bên ngoài đã tác động đến con.
Hoạt động với người thân giúp bé giảm căng thẳng khi ngủ
Vậy làm cách nào để bé ngủ ngon hơn? Sự lo lắng nhanh chóng giảm đi khi thời gian dành cho gia đình tăng lên. Hãy dành thời gian tương tác tích cực với trẻ trước khi ngủ. Nhưng chú ý đừng tham gia các hoạt động vận động mạnh khiến thân nhiệt tăng lên làm bé tỉnh táo hơn. Hãy lựa chọn những hoạt động giải trí nhẹ nhành như độc sách, chơi ghép hình, vẽ tranh,…
2.4. Khung giờ vàng tăng phát triển trí não khi ngủ
Trong suốt 24 giờ của một ngày, có đến 70% lượng hormone tăng trưởng được tiết ra trong khi ngủ sâu. Do đó, mẹ muốn con phát triển về cả thể chất và trí tuệ, hãy chú ý duy trì giấc ngủ chạm được 2 khung giờ vàng sau:
21h – 0h: Theo nghiên cứu, khoảng 22h là thời điểm hormone tăng trưởng đạt ngưỡng cao nhất. Do đó, trẻ ngủ sâu trong thời gian này sẽ giúp hormone tăng trưởng tiết ra tốt hơn. Mẹ nên cho con đi ngủ từ khoảng 21h để đảm bảo bé bước vào trạng thái ngủ sâu lúc 22h. Nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của bé.
Khung giờ càng phát triển trí não khi ngủ 21h – 0h
5h – 7h: Mẹ muốn con thông minh hơn, đừng đánh thức em bé trong khoảng thời gian từ 5-7h. Đây là khoảng thời gian để hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ. Ngủ sâu trong thời gian giúp lượng hormone tăng trưởng tiết ra có thể cao gấp 6 lần bình thường.
Khung giờ vàng phát triển trí não khi ngủ 5h – 7h
2.5. Ngủ đủ giấc để hoàn tất chu trình phát triển trí não khi ngủ
Trong khi ngủ, não bộ sẽ thực hiện các hoạt động sau:
– Loại bỏ chất thải tích tụ trong ngày. Điều này giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn.
– Tăng cường khả năng ghi nhớ. Giấc ngủ giúp củng cố trí nhớ và học tập. Khi ngủ, não bộ sẽ xử lý và lưu trữ thông tin mới bé đã tiếp nhận trong ngày.
– Phát triển các kết nối thần kinh giúp não bộ hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn. Đây là quá trình cuối cùng có vai trò như ổ khóa để đóng lại quá trì phát triển trong 1 giấc ngủ.
Để tối ưu quá trình phát triển trí não khi ngủ, thời gian ngủ phải đủ dài để cho phép não hoạt động đến bước cuối cùng. Trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ 12-16 giờ/ngày vì vậy mẹ nên cho con đi ngủ từ 19h. Trẻ từ 1-2 tuổi cần ngủ từ 11-14 giờ/ngày (có thể cho con ngủ từ lúc 19h30). Trẻ từ 3-5 tuổi cần ngủ từ 10-13 giờ/ngày (buổi tối nên đi ngủ từ 20h). Trẻ từ 6-12 tuổi cần ngủ từ 9-12 giờ/ngày vì vậy buổi tối mẹ có thể cho con đi ngủ từ 21h). Thông thường, trẻ sẽ ngủ sâu sau 30 phút đến 1 tiếng tính từ lúc bắt đầu ngủ.
2.6. Hạn chế hiện tượng ngủ ngắt quãng
Ngủ ngắt quãng thường xảy ra khi trẻ bước vào các mốc khủng hoảng phát triển. Việc ngủ không sâu và thức giấc nhiều lần ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ. Trẻ không thể ngủ đủ giấc vì cần thêm thời gian để tái ngủ sâu. Trẻ ngủ ngắt quãng có thể gặp vấn đề về khả năng tập trung, ghi nhớ và mắc các chứng hành vi.
Mặc nhộng là phương pháp giúp bé ngủ sâu hiệu quả
Để trẻ ngủ sâu, bố mẹ có thể tham khảo phương pháp EASY hoặc 5S chọn việc mặc nhộng chũn là giải pháp trụ cột. Nhộng ngủ giúp tái hiện không gian ngủ sâu trong bụng mẹ và giúp bé tránh giật mình.