Chủ đề cho mẹ

Tập ngồi cho bé ngồi đúng cách để bảo vệ cột sống an toàn

tap-ngoi-cho-tre-dung-cach-de-bao-ve-cot-song-an-toan

Tập ngồi là một trong những bước quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Việc tập cho bé ngồi đúng cách có thể giúp bé phát triển cơ bắp và xương chắc khỏe. Đồng hành với quá trình phát triển của con, bố mẹ không thể nào bỏ qua giai đoạn này. Việc trang bị kiến thức về việc tập ngồi cho bé đúng cách giúp bố mẹ có thể hỗ trợ con kịp thời. Từ đó mang lại cho co sự phát triển toàn diện cho con về mặt thể chất.

1. Trẻ hoàn toàn có thể tự ngồi dậy mà không cần tập luyện

Tất cả các kỹ năng vận động mà bé học được đều góp phần đều góp phần giúp bé ngồi dậy. Trẻ phải tự nhấc đầu lên và đủ sức mạnh ở phần thân trên trước khi có thể học ngồi. Việc này có thể khiến trẻ mất nhiều tháng nỗ lực. Bé cần thời gian để trải qua tất cả quá trình đơn giản như lẫy, trườn, bò,… trước khi tập ngồi.

tap-ngoi-cho-be

Bé có thể tự ngồi dù không có sự hỗ trợ tập luyện từ người lớn

Việc ngồi dậy không chỉ là một thành tựu về thể chất đối với con. Mà nó còn mang đến cho bé một góc nhìn mới về thế giới. Trước đây khi nằm, trườn, bò,… bé chỉ có thể nhìn không gian xunh quan ở trọng tâm thấp. Ngồi dậy cho phép trẻ nhìn và trải nghiệm mọi thứ ở góc nhìn cao hơn. Đó là sự khởi đầu cho mọi sự chủ động và quyền làm chủ sau này.

Việc trẻ tự ngồi dậy trong khoảng từ 7 – 9 tháng tuổi là điều bình thường. Nhưng đó không có nghĩa là mọi đứa trẻ sẽ tuân theo cột mốc đó. Mỗi em bé đều phát triển theo tốc độ riêng của mình. Vì thế, hãy kiên nhẫn và giúp đỡ bé nếu bé chậm ngồi hơn các trẻ khác. Một trong những cách sau đây có thể giúp bé ngồi dễ hơn bố mẹ có thể áp dụng!

2. Cách tập ngồi cho bé an toàn

2.1. Chuẩn bị từ giai đoạn trẻ nằm sắp

tap-ngoi-cho-be

Cho bé nằm sắp và luyện tập nâng cổ lên cao

Nằm sấp có thể không phải là một hoạt động bé yêu thích ngay từ đầu. Nhưng hoạt động này sẽ giúp bé xây dựng các kỹ năng vận động thô như ngẩng đầu khỏi mặt phẳng. Từ đó góp phần vào sự phát triển toàn diện của bé.  Nó cũng mang lại cơ hội tăng cường sức mạnh cho các cơ ở cổ và phần trên cơ thể. Khi có thể chủ động nằm sắp một cách thoải mái, mẹ dần hoàn thiện khả năng đẩy cơ thể lên cao.

2.2. Cho bé ngồi lên đùi bố mẹ

Từ sau 4 tháng tuổi, bé đã có thể ổn định với việc ngẩng đầu lên. Lúc này bố mẹ có thể giúp bé làm quen với tư thế ngồi lên bằng cách đặt bé ngồi lên đùi bố mẹ. Lúc này, hãy nhẹ nhàng nhấc bé lên để phần lựng bé áp vào ngực người hỗ trợ để bé có điểm tựa. Nếu bố mẹ ngồi theo dáng xếp bằng, hãy dùng bắp chân đỡ phần hông và chân bé. Nếu bố mẹ đang ngồi duỗi/xõa chân xuống, hãy đỡ thân dưới của bé bằng cả mặt đùi.

tap-ngoi-cho-be-hieu-qua

Tập ngồi cho bé bằng cách ngồi vào lòng người hỗ trợ

Thực hiện tư thế này giúp bé làm quen với góc nhìn mới và phần hông hay cột sống cũng được hỗ trợ. Bố mẹ cũng hãy chú ý đến phần cổ của bé, và giúp nâng đỡ phần cổ khi bé có biểu hiện mỏi.

2.3. Luyện tập dáng ngồi “kiềng 3 chân”

Những lần ngồi chững đầu tiên, bé vẫn chưa thể ngồi vững vàng khi thiếu sự hỗ trợ từ bố mẹ. Phản xạ tự nhiên khiến bé lấy tay chống đỡ ở giữa hai chân tạo ra tư thế “kiềng 3 chân”.

phan-xa-khi-be-tap-ngoi

Phản xạ chống tay tự nhiên của bé khi tập ngồi

Dần về sau, bố mẹ có thể thay thế việc chống tay bằng cách cho bé vịnh vào một đồ vật nào đó. Những đồ vận càng cao sẽ dần nâng trọng tâm của bé lên đúng với tư thế ngồi thẳng.

2.4. Sử dụng ghế tập ngồi

Ghế tập ngồi là một loại dụng cụ hỗ trợ xuất hiện gần đây giúp bé làm quen với tư thế vận động mới. Ghế tâp ngồi có phần thân ôm trọn hông của trẻ và có nút chặn giữa giúp bé ngồi vững hơn. Ngoài ra, bố mẹ nên chọn ghế tập ngồi có tựa cổ cho bé để không gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ.

ghe-hoi-aguard

Ghế mềm tập ngồi cho bé

Nhìn chung, ghế tập ngồi chỉ có tác dụng giúp bé làm quen với tư thế ngồi. Chứ không mang lại hiệu quả giúp bé ngồi vững. Vì thế, vẫn cần cho bé thời gian tập luyện ngồi tự chủ để tăng sức mạnh phần thân trên.

3. Những rủi ro cần tránh khi tập ngồi cho bé

– Tập ngồi quá sớm: Như đã đề cập ở phần hạn chế, việc tập ngồi quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể bé.

– Bé ngồi sai tư thế: Nếu bé không được hướng dẫn ngồi đúng cách, có thể dẫn đến các vấn đề về xương khớp và cột sống.

– Tập ngồi quá lâu: Tập ngồi quá lâu hoặc liên tục có thể gây căng thẳng cho cơ thể bé.

– Sử dụng ghế không đúng cách: Nếu không chọn được ghế phù hợp, bé có thể bị trượt hay ngã khi tập ngồi.

– Bé sợ ngồi vì va đập: bé sẽ có biểu hiện trốn tránh động tác ngồi nếu đã trải qua lần qua đập. Vì thế hãy trang bị những đồ bảo hộ cần thiết cho bé trước khi bé ngồi mà không cần bố mẹ trợ giúp.

non-bao-ve-aguard

Có thể sử dụng nón bảo vệ để phòng ngừa trường hợp té ngã khi bé tập ngồi

Nhập khẩu<br>Chính Hãng
Nhập khẩu
Chính Hãng
Chất lượng<br>Cao cấp
Chất lượng
Cao cấp
Thân thiện<br>Môi trường
Thân thiện
Môi trường
An toàn cho<br>Sức khỏe
An toàn cho
Sức khỏe
Sẵn sàng <br>Tư vấn
Sẵn sàng
Tư vấn
Dễ dàng<br>Đổi trả
Dễ dàng
Đổi trả
Lên đầu trang
Hỗ trợ 24/7
Tư vấn
Trang chủ Tin tức Danh mục Tư vấn Giỏ hàng